Bài học kinh nghiệm:
- Để xác định xem việc bổ sung vitamin D hay a-xít béo omega-3 có làm giảm nguy cơ mắc ung thư hoặc bệnh tim mạch hay không, các tác giả này đã tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát vitamin D3 (cholecalciferol) và a-xít béo omega-3 ở 25 871 người lớn trưởng thành trên 50 tuổi ở Mỹ. Các tiêu chí đánh giá chính của nghiên cứu bao gồm xuất hiện bất kỳ loại ung thư xâm lấn và xuất hiện bất kỳ biến cố tim mạch lớn. Đây là một báo cáo về kết quả từ việc so sánh trực tiếp vitamin D và giả dược (placebo).
- Trong thời gian theo dõi hơn 5 năm, việc bổ sung vitamin D không làm giảm tỷ lệ mắc ung thư xâm lấn hoặc các biến cố tim mạch so với giả dược.
Jeffrey Wiisanen, MD
Tóm tắt nghiên cứu
Tổng quan: Hiện việc bổ sung vitamin D có làm giảm nguy cơ ung thư hoặc bệnh tim mạch hay không vẫn còn chưa rõ, và dữ liệu về vấn đề này từ các thử nghiệm ngẫu nhiên vẫn còn khá hạn chế.
Phương pháp: Các tác giả đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên, có so sánh với giả dược trên quy mô toàn quốc, với thiết kế kiểu 2 x 2 đối với vitamin D3 (cholecalciferol) liều 2000 IU mỗi ngày và omega-3 liều 1 g mỗi ngày để phòng ngừa ung thư và bệnh tim mạch ở nam giới từ 50 tuổi trở lên và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ. Tiêu chí lâm sàng để đánh giá chính của nghiên cứu là xuất hiện đối với ung thư xâm lấn (bất kỳ loại nào) và xuất hiện biến cố tim mạch lớn (ví dụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch). Tiêu chí đánh giá phụ bao gồm ung thư chưa xâm lấn, tử vong do ung thư và các biến cố tim mạch bổ sung. Bài báo này đã báo cáo kết quả của việc so sánh trực tiếp vitamin D với giả dược.
Kết quả: Tổng cộng có 25 871 người tham gia nghiên cứu (trong đó có 5106 người da đen), và được lấy ngẫu nhiên. Bổ sung vitamin D không liên quan đến nguy cơ thấp hơn ở một trong hai tiêu chí đánh giá được đề cập ở trên. Trong thời gian theo dõi trung bình 5,3 năm, ung thư được chẩn đoán ở 1617 người tham gia (793 ở nhóm vitamin D và 824 ở nhóm giả dược; tỉ số nguy hại [HR]= 0,96; khoảng tin cậy 95% [CI] từ 0,88 đến 1,06; p = 0,47 ). Nghiên cứu ghi nhận một biến cố tim mạch lớn đã xảy ra ở 805 người tham gia (396 ở nhóm vitamin D và 409 ở nhóm giả dược; HR= 0,97 (95% CI 0,85 – 1,12; p = 0,69). Trong các phân tích về tiêu chí lâm sàng thứ cấp, các tỉ số nguy hại cụ thể như sau: tử vong do ung thư (341 người chết) HR= 0,83 (95% CI= 0,67 – 1,02); ung thư vú HR=1,02 (95% CI= 0,79 – 1,31); ung thư tuyến tiền liệt HR=0,88 (KTC 95%, 0,72 đến 1,07); ung thư đại trực tràng HR= 1,09 (95% CI 0,73 – 1,62); đối với tiêu chí đánh giá tổng hợp mở rộng của các biến cố tim mạch lớn kèm theo tái thông mạch vành, HR=0,96 (95% CI 0,86 – 1,08); đối với nhồi máu cơ tim HR=0,96 (95% CI 0,78 – 1,19); đối với đột quỵ HR= 0,95 (95% CI 0,76 – 1,20); và tử vong do nguyên nhân tim mạch, HR=1,11 (95% CI 0,88 – 1,40). Trong phân tích tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào (980 trường hợp tử vong), HR= 0,99 (95% CI 0,87 – 1,12). Không có nguy cơ vượt trội liên quan tới tăng calci máu hoặc các tác dụng có hại khác được xác định.
Kết luận: Bổ sung vitamin D không dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư xâm lấn hoặc các biến cố tim mạch thấp hơn so với giả dược.
Nguồn: Tạp chí The New England Journal of Medicine – November 29, 2018